Gỗ mun sọc (Diospyros saletti): khám phá loại gỗ đặc hữu quý hiếm tại Việt Nam

Gỗ mun sọc là loại gỗ quý hiếm có chất lượng và giá trị kinh tế rất cao nhưng loài cây này lại đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Để bảo tồn gỗ mun sọc cần phải có sự chung tay của cả cộng đồng. 

Gỗ mun sọc là gỗ gì

Gỗ mun sọc là một loại gỗ thuộc họ gỗ mun, là loại gỗ cực kỳ quý hiếm có giá trị kinh tế cao. Với chất gỗ bền bỉ, không bị mối mọt, mục nát, vân gỗ sang trọng, gỗ mun sọc là một trong những loại gỗ rất được ưa chuộng trong sản xuất nội thất ở nước ta.



Gỗ mun sọc là loại gỗ được khai thác từ cây mun sọc (pháp danh khoa học: Diospyros saletti) là loài thực vật thân gỗ thuộc họ Thị, có quan hệ họ hàng gần gũi với loài mun sừng đen Việt Nam.

Thông tin chung về cây gỗ mun sọc:

  • Tên khoa học: Diospyros saletti
  • Tên tiếng Việt: Mun sọc
  • Chi: Thị (Diospyros)
  • Họ: Thị (Ebenaceae)
  • Mức độ đe dọa: Nguy cấp

Mun sọc là một loài thân gỗ lớn, cao từ 10-20 mét, đường kính thân từ 30-50 cm. Lá của cây mun sọc có hình bầu dục, dài khoảng 5-10 cm. Hoa mun sọc có màu trắng, nhỏ, mọc thành chùm ở nách lá. Quả của nó hình tròn, đường kính khoảng 5 cm, có màu xanh khi còn non và chuyển sang màu đen khi chín.

Ngoài vùng núi Trung Bộ Việt Nam, mun sọc còn được tìm thấy ở một số khu vực khác ở Đông Dương, bao gồm Lào, Campuchia, và Thái Lan. Loài cây này thường mọc ở các khu rừng nhiệt đới ẩm, ưa mọc trên các sườn núi dốc có độ cao từ 1000 đến 1500 mét.

Ở nước ta, mun sọc cũng đã được liệt kê vào trong sách Đỏ Việt Nam, được xếp vào nhóm IA – nhóm thực vật hoang dã cấm khai thác và sử dụng (theo nghị định số 48/2002/NĐ-CP của chính phủ). Mặc dù có rất nhiều biện pháp bảo vệ, bảo tồn, tuy nhiên loài mun sọc ở nước ta gần như đã tuyệt chủng hoàn toàn.

Đặc điểm của các loại gỗ mun sọc



Gỗ mun sọc là loại gỗ cực kì quý hiếm, được xếp vào nhóm I (nhóm gỗ quý hiếm, có vân đẹp, giá trị kinh tế cao), cùng nhóm với các loại gỗ sưa, gỗ trắc, gỗ hoàng đàn. Gỗ mun sọc có những đặc điểm chung sau:

  • Màu sắc: Gỗ mun sọc có màu xanh đen hoặc đen xen kẽ những sọc vàng nhạt hoặc vàng nâu. Sau một thời gian sử dụng, màu sắc của gỗ mun sọc sẽ chuyển dần sang màu đen tuyền.
  • Độ cứng: Gỗ mun sọc có độ cứng khá cao, có thể sánh ngang với gỗ trắc, không bị mối mọt, không bị cong vênh, có khả năng chịu lực tốt, độ bền cơ học cao.
  • Độ mịn: Tom gỗ mun sọc rất nhỏ, thớ mịn, không thấm nước, dễ dàng đánh bóng bằng tay
  • Vân gỗ: Vân gỗ mun sọc dạng thẳng không uốn lượn hoặc ít uốn lượn, chạy dọc theo thân gỗ. Tuổi gỗ càng lâu năm, vân gỗ càng đen đặc
  • Khối lượng: Cũng giống như các loại gỗ mun khác, gỗ mun sọc có khối lượng riêng lớn, gỗ nặng hơn nhiều so với các loại gỗ khác.

Tuỳ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ mà gỗ mun sọc cũng có một số đặc điểm chi tiết khác.

Gỗ mun sọc Việt Nam

Gỗ mun sọc Việt là loại gỗ cực kì hiếm trên thị trường. Cây gỗ mun sọc Việt có kích thước bé nên phôi gỗ tương đối nhỏ nhưng chất gỗ rất đanh. Gỗ mun sọc Việt Nam thường vân gỗ có màu xanh đen như màu kaki, vân gỗ đen kịt do phần thịt gỗ màu vàng khá ít. Gỗ khô để lâu ngày vân xanh sẽ chuyển dần sang đen tuyền. Thớ gỗ rất cứng, nhưng khi chế tác hoặc bảo quản không tốt dễ bị nứt dăm.

Gỗ mun sọc Lào



Trên thị trường hiện nay, hầu hết loại phôi gỗ mun sọc đều là mun sọc Lào nhập khẩu. Gỗ mun sọc Lào thường có đặc điểm phôi gỗ tương đối to, vân sọc có màu xanh đen như màu rêu, phôi gỗ xen lẫn nhiều phần thịt gỗ màu vàng vàng. Vân gỗ mun sọc Lào đẹp, rõ ràng hơn. Thớ gỗ tương đối mịn, không bị nứt dăm khi chế tác như gỗ mun sọc Việt. Gỗ mun sọc Lào cũng được đánh giá là có chất lượng gỗ nhỉnh hơn so với gỗ mun sọc Việt Nam nhưng tính thẩm mỹ thì kém hơn.

Trên thị trường hiện nay cũng có một số loại gỗ khác cũng được gọi là mun sọc như mun sọc Nam Mỹ (Curupau) nhưng không thuộc họ gỗ mun. Một số loại gỗ được khai thác từ các loài khác như cẩm thị xanh, được nhuộm đen để giả mun sọc, khiến người mua rất khó phân biệt.

Để phân biệt mun sọc thật và mun sọc giả, cần phải kiểm tra kỹ các đặc điểm của gỗ, như màu sắc, vân gỗ, và độ mịn của thớ gỗ mới có thể phát hiện được.

Giá gỗ mun sọc bao nhiêu tiền

Là loại gỗ quý hiếm có chất lượng và độ bền cao, gỗ mun sọc cũng có giá tương đối cao. Giá gỗ mun sọc hiện nay dao động từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng, tùy thuộc vào tuổi của gỗ, kích thước và chất lượng của phôi gỗ. Giá gỗ mun sọc nguyên khối dao động từ:

  • Phôi gỗ lớn giá từ 80-120 triệu/m3
  • Phôi gỗ nhỏ giá từ 30-40 triệu/m3

Lưu ý: Giá gỗ có thể thay đổi tùy thuộc vào thời điểm và thị trường. Giá trên chỉ mang tính tham khảo.

Giá trị đặc biệt của gỗ mun sọc

Theo quan niệm phong thủy, gỗ mun sọc là loại gỗ có màu sắc sang trọng, thể hiện sự quyền quý, giàu sang. Gỗ mun sọc cũng có tính chất bền chắc, không bị mối mọt, tượng trưng cho sự ổn định, vững chãi. Do đó, gỗ mun sọc thường được sử dụng trong chế tác các vật phẩm phong thuỷ như tượng phật, vòng tay,… được rất nhiều người ưa chuộng.



Do là chất liệu gỗ có độ bền cao, không bị mục nát, các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ mun sọc có thể sử dụng được trong thời gian dài cả trăm năm mà không sợ bị mối mọt, nứt nẻ. Vân gỗ sang trọng cũng giúp các sản phẩm nội thất từ gỗ mun sọc tạo nên vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp cho các không gian sống.

Nhưng do là dòng gỗ cực kì quý hiếm, các sản phẩm nội thất từ gỗ mun sọc đều là các vật dụng khá xa xỉ nhưng không phải đại gia nào cũng có cơ hội sở hữu.



Số lượng phôi gỗ mun sọc to nguyên khối rất hiếm nên các sản phẩm nội thất từ gỗ mun sọc thường có giá trị rất cao, thường có giá từ vài trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng. Cùng với đó là tính độc nhất của các sản phẩm, nên không phải cứ có tiền là sở hữu được.

Để khai thác được một phôi gỗ mun sọc đủ tuổi sản xuất cần phải mất tới cả trăm năm hoặc nghìn năm tuổi. Nhưng hiện nay ở nước ta, cây mun sọc ngoài tự nhiên gần như đã không còn. Hiện cũng chưa có bất kì một công trình nghiên cứu nào trong việc bảo tồn nhân giống các loài gỗ mun, các nỗ lực nhân giống cũng gặp khá nhiều khó khăn. Vì vậy, cần phải có nhiều hơn sự hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức để có thể phát triển lại loài gỗ quý hiếm này, đa dạng hệ sinh thái cho thế hệ mai sau.

Nguồn: https://godonga.vn/go-mun-soc/

Gỗ Đông Á

Godonga.vn - gia công thớt gỗ, khay gỗ trang trí phục vụ cho nhà hàng, khách sạn

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn